Sách hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi địa lý, ôn thi hsg quốc gia, ôn thi học sinh giỏi tỉnh
MỤC LỤC | ||||
Trang | ||||
LỜI NÓI ĐẦU | 3 | |||
Chương I. NỘI DUNG THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ VÀ HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN |
5 | |||
I – | Nội dung chuyên sâu môn Địa lí trường THPT chuyên | 5 | ||
II – | Hướng dẫn ôn luyện | 15 | ||
1. | Cơ sở để ôn luyện | 15 | ||
2. | Một số lưu ý chủ yếu trong quá trình ôn luyện | 16 | ||
3. | Kĩ thuật làm bài thi | 17 | ||
Chương II. CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TIẾP CẬN VỚI CHƯƠNG TRÌNH THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA |
18 | |||
A – Địa lí tự nhiên đại cương | 18 | |||
B – Địa lí kinh tế – xã hội đại cương | 49 | |||
C – Địa lí tự nhiên Việt Nam | 76 | |||
D – Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam | 162 | |||
I – | Địa lí dân cư | 162 | ||
II – | Địa lí các ngành kinh tế | 181 | ||
III – | Địa lí các vùng kinh tế | 256 | ||
Chương III. MỘT SỐ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ | 315 | |||
Đọc thêm: Sách ôn thi THPT quốc gia môn Địa
Chương I:
NỘI DUNG THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ VÀ HƯỚNG DẪN ÔN TẬP.
I – NỘI DUNG CHUYÊN SÂU MÔN ĐỊA LÍ TRƯỜNG THPT CHUYÊN
Dựa theo chương trình chuyên sâu môn Địa lí (lớp 10 và lớp 12) trường THPT chuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
LỚP 10: gồm 9 chuyên đề
Chuyên đề 1. TRÁI ĐẤT VÀ BẢN ĐỒ
1. Bản đồ
– Các bước sử dụng bản đồ.
– Sử dụng thành thạo bản đồ và Atlát Địa lí (xác định vị trí địa lí tự nhiên, kinh tế; đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ bản đồ và lưới kinh, vĩ tuyến; mô tả địa hình, khí hậu, sông ngòi và mô tả tổng hợp một khu vực địa lí, xác lập mối liên hệ địa lí; đọc, phân tích lát cắt địa hình và lát cắt tổng hợp; đọc và phân tích bản đồ kinh tế – xã hội).
2. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
– Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể).
– Tính giờ, giải thích các hệ quả bằng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình…
3. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
– Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất (chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ).
– Tính góc nhập xạ, vĩ độ địa lí, ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh. Vẽ hình biểu diễn chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.
Chuyên đề 2. ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
1. Tác động của nội lực và ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
Tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực đến việc hình thành địa hình.
2. Một số dạng địa hình lục địa
– Các dạng địa hình kiến tạo và địa hình bóc mòn – bồi tụ, đặc điểm và nguyên nhân hình thành.
– Nhận biết được một số dạng địa hình qua tranh ảnh.
Chuyên đề 3. KHÍ QUYỂN
1. Phân bố nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất
– Sự thay đổi của nhiệt độ không khí (nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt độ) theo vĩ độ.
– Phân tích bản đồ các đường đẳng nhiệt tháng 1 và tháng 7; bảng số liệu về nhiệt độ, xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhiệt độ.
2. Mưa và phân bố mưa
– Chế độ mưa và biến trình năm của mưa.
– Đặc điểm về lượng mưa của một số vùng trên Trái Đất, giải thích nguyên nhân (vùng xích đạo; hai vùng chí tuyến; hai vùng ôn đới và hai vùng cực của hai bán cầu; các hoang mạc).
– Phân tích bản đồ phân bố lượng mưa, xác định một số khu vực có lượng mưa vào loại cao nhất, thấp nhất thế giới trên bản đồ và giải thích.
3. Khí áp và gió
– Sự phân bố khí áp trên Trái Đất (các đai khí áp và nguyên nhân hình thành).
– Các frông chính trên Trái Đất và ảnh hưởng của chúng tới thời tiết và khí hậu.
– Nguyên nhân và đặc điểm gió mùa châu Á.
– Phân tích bản đồ, hình vẽ về khí áp và gió; về frông nóng và lạnh.
4. Khí hậu
– Các yếu tố khí hậu (nhiệt, ẩm, khí áp, gió) và các nhân tố ảnh hưởng tới khí hậu.
– Đặc điểm của các đới khí hậu chính và một số kiểu khí hậu trên Trái Đất.
– Phân tích bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ về khí hậu và thời tiết thế giới.
Chuyên đề 4. THUỶ QUYỂN
1. Sông ngòi
Ảnh hưởng của địa hình, khí hậu tới mạng lưới và chế độ nước sông.
2. Thuỷ triều
Mối quan hệ giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất với hiện tượng thuỷ triều (nguyên nhân sinh ra thuỷ triều; vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất trong các ngày triều cường, triều kém).
3. Dòng biển
– Hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh, tên một số dòng biển lớn.
– Ảnh hưởng của các dòng biển đến khí hậu của bờ Đông và bờ Tây các lục địa.
Chuyên đề 5. THỔ NHƯỠNG, SINH QUYỂN
1. Thổ nhưỡng
– Sự hình thành một số loại đất chính trên Trái Đất.
– Đặc điểm chính của một số loại đất chính (đất đài nguyên, đất ở vùng ôn đới và nhiệt đới). Mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với sự hình thành đất ở một số địa điểm.
– Phân tích bản đồ các nhóm đất chính, các phẫu diện đất.
2. Sinh quyển
– Quy luật phân bố sinh vật theo địa đới và phi địa đới.
– Đặc điểm và sự phân bố của một số hệ sinh thái trên cạn (theo địa đới và phi địa đới); dưới nước (hệ sinh thái nước mặn, nước ngọt, nước lợ).
– Phân tích bản đồ các thảm thực vật trên Trái Đất và xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên (khí hậu, đất, nước, địa hình…) với thực vật ở một số địa điểm.
Chuyên đề 6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA LÍ DÂN CƯ
1. Quy mô dân số và sự gia tăng dân số
– Quy mô dân số và đặc điểm của nó (ngày càng lớn, tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển); các nước có dân số đông (trên 100 triệu dân) và sự thay đổi thứ bậc.
– Xu hướng biến động gia tăng tự nhiên trên toàn thế giới và theo 2 nhóm nước.
– Nguyên nhân gây ra biến động cơ học.
– Vẽ, phân tích, nhận xét biểu đồ, sơ đồ, bản đồ về quy mô và gia tăng dân số.
2. Cơ cấu dân số
– Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo giới tính đến phát triển kinh tế – xã hội.
– Đặc trưng cơ cấu dân số theo tuổi ở 2 nhóm nước.
– Nội dung và ý nghĩa của cơ cấu dân số theo dân tộc.
– Vẽ và phân tích 3 kiểu tháp dân số cơ bản.
3. Các chủng tộc và tôn giáo chính trên thế giới
– Những nét cơ bản về phân bố các chủng tộc trên thế giới.
– Vai trò của tôn giáo trong nhận thức, hoạt động chính trị, kinh tế, đời sống văn hoá…
– Đặc điểm và sự phân bố của 5 tôn giáo chủ yếu trên thế giới (Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo và Do Thái giáo).
4. Đô thị hoá
– 3 đặc điểm cơ bản của đô thị hoá.
– Tình hình đô thị hoá ở 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển.
– Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế – xã hội – môi trường.
– Vẽ, phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu về đô thị hoá.
Chuyên đề 7. CƠ CẤU NỀN KINH TẾ
1. Nguồn lực phát triển kinh tế
– Phân loại nguồn lực (theo nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ); ý nghĩa của từng nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế.
– Vai trò của các nhóm nguồn lực và mối quan hệ giữa chúng trong phát triển kinh tế.
2. Cơ cấu nền kinh tế
– Cơ cấu nền kinh tế và các bộ phận hợp thành (cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ và theo thành phần kinh tế); ý nghĩa của từng bộ phận và mối quan hệ giữa chúng.
– Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế.
– Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thế giới, ý nghĩa của sự chuyển dịch.
– Tính, vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế theo ngành.
3. Một số tiêu chí đánh giá nền kinh tế
– GDP và GNI (khái niệm, ý nghĩa, cách tính).
– GDP/người và GNI/người.
– Phân tích, giải thích về GDP, GNI và GDP/người của toàn thế giới và theo nhóm nước.
Chuyên đề 8. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Một số vấn đề của địa lí nông nghiệp
– Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và so sánh với đặc điểm của sản xuất công nghiệp; cơ cấu nông nghiệp theo ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp).
– Đặc điểm sinh thái, tình hình phát triển của các cây lương thực, cây công nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản.
– Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: trang trại, vùng nông nghiệp.
– Vẽ, nhận xét sơ đồ, biểu đồ, bản đồ nông nghiệp.
2. Một số vấn đề của địa lí công nghiệp
– Đặc điểm của sản xuất công nghiệp và so sánh với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp; cơ cấu ngành công nghiệp.
– Các nhóm nhân tố và từng nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp.
– Đặc điểm kinh tế – kĩ thuật, tình hình phát triển của một số ngành công nghiệp (năng lượng, luyện kim, cơ khí, hoá chất).
– Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp: khu công nghiệp tập trung và trung tâm công nghiệp.
– Vẽ, nhận xét sơ đồ, biểu đồ, bản đồ công nghiệp.
3. Địa lí dịch vụ
– Khái niệm, cơ cấu, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
– Đặc điểm, các nhân tố, tình hình phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải.
– Vai trò, đặc điểm phát triển của ngành thông tin liên lạc.
– Đặc điểm thị trường thế giới và các tổ chức thương mại trên thế giới (WTO, EU, APEC).
– Vai trò, tình hình phát triển ngành du lịch trên thế giới.
– Vẽ, phân tích, nhận xét sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu về các ngành dịch vụ.
Chuyên đề 9. MÔI TRƯỜNG, TÀI NGUYÊN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
– Phân biệt các môi trường: tự nhiên, xã hội, nhân tạo và mối quan hệ giữa chúng.
– Chức năng của môi trường và các quan điểm khác nhau về vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội.
– Các loại tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, khoáng sản, năng lượng) và việc sử dụng.
– Phân tích, nhận xét bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ về môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
2. Môi trường và sự phát triển bền vững
– Khái niệm, các nguyên tắc phát triển bền vững, thực trạng và thách thức, những nét cơ bản về Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) của Việt Nam.
– Những vấn đề môi trường quan trọng của 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển.